- (28/11/2024) Đón tiếp những người cộng sự từ các Quốc Gia: Slovakia, Athens, Cyprus
- (13/11/2024) Chúc mừng bà Lâm Thị Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Công ty Phú Vinh đã được Hiệp thương cử là: Uỷ viên uỷ ban Trung Ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam khoá X nhiệm kỳ 2024-2029
- (06/10/2022) Giá sắt thép nhập khẩu đang tăng rất mạnh
- (06/10/2022) Thái Lan quyết định cuối cùng điều tra CBPG tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
- (06/10/2022) Thông tin thị trường thép Mỹ tuần tới ngày 17/4/2017
- (06/10/2022) Thông tin thị trường thép Nhật Bản tuần tới ngày 17/4/2017
- (06/10/2022) Giá thép có xu hướng giảm
- (06/10/2022) 4 tháng, nhập siêu gần 2,8 tỷ USD
- (06/10/2022) Giá thép thanh Trung Quốc cao hơn giá bán trong nước, lợi nhuận 2017 của HPG dự báo tăng 24%
- (06/10/2022) Quý 1, Việt Nam nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc
- (06/10/2022) Triển vọng thép thế giới 2017-2018
- (06/10/2022) Dự báo xu hướng thị trường thép thế giới tuần 20
- (06/10/2022) Chống bán phá giá: EU căn cứ vào giá tham chiếu quốc tế
- (06/10/2022) Không nên khuyến khích DN FDI đầu tư sản xuất thép thông thường
- (06/10/2022) EU yêu cầu Mỹ thận trọng trong điều tra về nhập khẩu thép
- (06/10/2022) WB: Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trở lại, đạt mức 2,7%
- (06/10/2022) Giá quặng sắt sẽ giảm xuống còn 46 USD/tấn vào quý I năm 2018
- (06/10/2022) Tổng quan thị trường thép trong nước 5 tháng đầu năm 2017
- (06/10/2022) 5 tháng đầu năm: Sản lượng thép tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016
- (06/10/2022) Dự báo nhu cầu thép năm 2017
Tin tức
Xuất khẩu sắt thép sang EU tăng vọt
Xuất khẩu sắt thép sang EU, Mỹ và Indonesia trong 7 tháng đầu năm tăng vọt lần lượt 96,2%; 73,6% và 88,5% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường tiêu thụ ở châu Á như Campuchia, Malaysia cũng tăng lần lượt 49,1% và 22,3%.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 7 nhập khẩu nhóm hàng thép đạt 1,18 triệu tấn, trị giá đạt 879 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và nhưng tăng nhẹ 0,1% về trị giá. Lũy kế 7 tháng, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 8,05 triệu tấn, trị giá 5,8 tỷ USD, giảm 10,4% về lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với gần 3,88 triệu tấn, trị giá hơn 2,77 tỷ USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1,29 triệu tấn, trị giá 909 triệu USD, giảm 1% về lượng, nhưng tăng 15,6% về trị giá.
Trong khi đó, xuất khẩu sắt thép có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, tháng 7 đạt 598.000 tấn, với trị giá đạt 430 triệu USD, tăng 32,1% về lượng và tăng 22,9% về trị giá. Qua đó, lượng xuất khẩu sắt thép trong 7 tháng đạt 3,41 triệu tấn, trị giá 2,53 tỷ USD, tăng 40,6% về lượng và tăng 56,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép sang EU, Mỹ và Indonesia trong 7 tháng đầu năm tăng vọt tới lần lượt 96,2%, 73,6% và 88,5% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường tiêu thụ ở châu Á như Campuchia, Malaysia cũng tăng lần lượt 49,1% và 22,3%.
Sản lượng thép trong tháng 7 giảm. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép các loại, không bao gồm thép cuộn cán nóng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3% so với tháng 6. Tuy nhiên, lũy kế 7 tháng, sản lượng thép đạt 11,9 triệu tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ 2017.
Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam
Thời gian gần đây, thép Việt Nam liên tục bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, đặc biệt là từ phía Mỹ và EU. Mới đây nhất, ngày 3/8, Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngày 18/7, Ủy ban châu Âu áp dụng biện pháp tự vệ với 3 nhóm sản phẩm gồm thép cán nguội hợp kim và không hợp kim, thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh nhập khẩu từ Việt Nam. Thời gian áp dụng biện pháp là 200 ngày. Hôm 9/8, Ấn Độ cũng lên tiếng điều tra chống trợ cấp ống thép không gỉ của Việt Nam.
Nguồn tin: Vietnambiz