- (28/11/2024) Đón tiếp những người cộng sự từ các Quốc Gia: Slovakia, Athens, Cyprus
- (13/11/2024) Chúc mừng bà Lâm Thị Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Công ty Phú Vinh đã được Hiệp thương cử là: Uỷ viên uỷ ban Trung Ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam khoá X nhiệm kỳ 2024-2029
- (06/10/2022) Giá sắt thép nhập khẩu đang tăng rất mạnh
- (06/10/2022) Thái Lan quyết định cuối cùng điều tra CBPG tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
- (06/10/2022) Thông tin thị trường thép Mỹ tuần tới ngày 17/4/2017
- (06/10/2022) Thông tin thị trường thép Nhật Bản tuần tới ngày 17/4/2017
- (06/10/2022) Giá thép có xu hướng giảm
- (06/10/2022) 4 tháng, nhập siêu gần 2,8 tỷ USD
- (06/10/2022) Giá thép thanh Trung Quốc cao hơn giá bán trong nước, lợi nhuận 2017 của HPG dự báo tăng 24%
- (06/10/2022) Quý 1, Việt Nam nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc
- (06/10/2022) Triển vọng thép thế giới 2017-2018
- (06/10/2022) Dự báo xu hướng thị trường thép thế giới tuần 20
- (06/10/2022) Chống bán phá giá: EU căn cứ vào giá tham chiếu quốc tế
- (06/10/2022) Không nên khuyến khích DN FDI đầu tư sản xuất thép thông thường
- (06/10/2022) EU yêu cầu Mỹ thận trọng trong điều tra về nhập khẩu thép
- (06/10/2022) WB: Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trở lại, đạt mức 2,7%
- (06/10/2022) Giá quặng sắt sẽ giảm xuống còn 46 USD/tấn vào quý I năm 2018
- (06/10/2022) Tổng quan thị trường thép trong nước 5 tháng đầu năm 2017
- (06/10/2022) 5 tháng đầu năm: Sản lượng thép tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016
- (06/10/2022) Dự báo nhu cầu thép năm 2017
Tin tức
Chống bán phá giá: EU căn cứ vào giá tham chiếu quốc tế
Các nước EU đã nhất trí các quy tắc mới liên quan đến chống bán phá giá, một động thái nhằm vào những sản phẩm nhập khẩu giá rẻ như thép đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
Theo các quy tắc mới, các nhà điều tra EU sẽ xác định giá xuất khẩu của Trung Quốc là thấp sau khi so sánh với chi phí sản xuất và giá bán của một nước thứ ba có mức độ phát triển kinh tế tương tự, hay chi phí và giá tham chiếu quốc tế, thay vì so sánh với giá nội địa tại Trung Quốc.
Theo thông lệ, giá tham chiếu trong những vụ kiện bán phá giá liên quan đến các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là giá trong nước.
Tuy nhiên, đối với trường hợp có sự chênh lệch đáng kể trên thị trường do sự can thiệp của nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước, các nhà điều tra có thể sử dụng giá tham chiếu quốc tế thay cho giá trong nước.
Trước đó, Trung Quốc đã yêu cầu WTO thành lập một tiểu ban xem xét và kiểm định cách tiếp cận mà EU sử dụng để tính toán thuế chống bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng đang sử dụng điều khoản "Tình hình thị trường cụ thể", cho phép áp thuế cao lên hàng hóa của những nước mà giá hàng hóa xuất khẩu quá thấp so với mức giá tại thị trường nội địa.
EU và các đối tác thương mại khác của Trung Quốc cũng đã thảo luận việc liệu có nên coi Trung Quốc như một nền kinh tế thị trường đầy đủ, như nước này đã tự nhận vào cuối năm 2016, khoảng 15 năm sau khi gia nhập WTO hay không.