- (28/11/2024) Đón tiếp những người cộng sự từ các Quốc Gia: Slovakia, Athens, Cyprus
- (13/11/2024) Chúc mừng bà Lâm Thị Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Công ty Phú Vinh đã được Hiệp thương cử là: Uỷ viên uỷ ban Trung Ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam khoá X nhiệm kỳ 2024-2029
- (06/10/2022) Giá sắt thép nhập khẩu đang tăng rất mạnh
- (06/10/2022) Thái Lan quyết định cuối cùng điều tra CBPG tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
- (06/10/2022) Thông tin thị trường thép Mỹ tuần tới ngày 17/4/2017
- (06/10/2022) Thông tin thị trường thép Nhật Bản tuần tới ngày 17/4/2017
- (06/10/2022) Giá thép có xu hướng giảm
- (06/10/2022) 4 tháng, nhập siêu gần 2,8 tỷ USD
- (06/10/2022) Giá thép thanh Trung Quốc cao hơn giá bán trong nước, lợi nhuận 2017 của HPG dự báo tăng 24%
- (06/10/2022) Quý 1, Việt Nam nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc
- (06/10/2022) Triển vọng thép thế giới 2017-2018
- (06/10/2022) Dự báo xu hướng thị trường thép thế giới tuần 20
- (06/10/2022) Chống bán phá giá: EU căn cứ vào giá tham chiếu quốc tế
- (06/10/2022) Không nên khuyến khích DN FDI đầu tư sản xuất thép thông thường
- (06/10/2022) EU yêu cầu Mỹ thận trọng trong điều tra về nhập khẩu thép
- (06/10/2022) WB: Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trở lại, đạt mức 2,7%
- (06/10/2022) Giá quặng sắt sẽ giảm xuống còn 46 USD/tấn vào quý I năm 2018
- (06/10/2022) Tổng quan thị trường thép trong nước 5 tháng đầu năm 2017
- (06/10/2022) 5 tháng đầu năm: Sản lượng thép tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016
- (06/10/2022) Dự báo nhu cầu thép năm 2017
Tin tức
Tổng quan thị trường thép trong nước 5 tháng đầu năm 2017
Theo đánh giá của các bộ, ngành có liên quan, trong tháng 5/2017, thị trường thép trong nước có dấu hiệu tăng trở lại, nhu cầu thép xây dựng tăng trưởng khá hơn tháng 4/2017; giá thép xây dựng bán lẻ trên thị trường cũng đã giảm khoảng 300-650 đồng/kg tùy từng chủng loại so với cuối tháng 4/2016.
1. Tình hình sản xuất:
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 5 tháng đầu năm 2017, sản xuất thép trong nước đạt 7.876.016 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, tổng lượng thép xây dựng sản xuất trong 5 tháng đầu năm đạt 3.676.645 tấn, tăng 12,8%; Ống thép đạt 848.045 tấn, tăng 21,1%; Tôn mạ đạt 1.748.885 tấn, tăng 9%; Thép cán nguội đạt 1.533.470 tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2016 ...
2. Tình hình tiêu thụ:
Tiêu thụ nội địa:
Thống kê của VSA cho thấy, tổng lượng tiêu thụ thép trong nước trong 5 tháng đầu năm ước đạt 6.432.889 tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tiêu thụ thép xây dựng đạt 3.483.326 tấn, tăng 3,9%; Ống thép đạt 830.567 tấn, tăng 14,2%; Tôn mạ đạt 1.308.071 tấn, tăng 18,6%; Thép cán nguội đạt 776.320 tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 339.192 tấn sắt thép các loại, tăng 15% so với tháng 4/2017, trị giá thu về đạt 244.905.707 USD.
Tính chung 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 1.667.679 tấn sắt thép các loại, trị giá thu về đạt 1.114.563.136 USD, tăng 31,1% về lượng và 61,9% về trị giá. Trong đó, lượng xuất khẩu thép xây dựng ước đạt 372.050 tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016 (94,9%); ống thép đạt 94.503 tấn, tăng 95,7%; Tôn mạ đạt 627.005 tấn, tăng 29,7%; Thép nguội đạt 265.928 tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Các thị trường xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2017 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Á, trong đó nổi bật như: thị trường Campuchia với tổng lượng hơn 330.970 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỉ trọng 16,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này; Đứng thứ 2 là thị trường Indonesia đạt gần 241.719 tấn, chiếm tỷ trọng 15%; Thái Lan đạt 78.066 tấn, tăng 17% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 5,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Bên cạnh thị trường Đông Nam Á, Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu lớn xếp thứ 3 với lượng xuất khẩu gần 180.158 tấn, tăng 35% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
3. Tình hình nhập khẩu:
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 5/2017, Việt Nam đã nhập khẩu 1.225.870 tấn sắt thép các loại, trị giá nhập khẩu đạt 769.457.497 USD; so với tháng 4/2017, nhập khẩu sắt thép đã giảm cả về lượng và trị giá, với mức giảm tương ứng là 14,8% và 11,2%.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu đạt 6.826.504 triệu tấn sắt thép các loại, với tổng trị giá nhập khẩu là 3.974.779.113 USD.
So với cùng kỳ năm 2016, lượng nhập khẩu sắt thép tuy có giảm 13,6% nhưng lại tăng mạnh về trị giá, với mức tăng 33,3%.
5 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp sắt thép cho Việt Nam, với trị giá nhập khẩu là 1.887,7 triệu USD, chiếm tỉ trọng 47,8% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2017. Tiếp đến là các thị trường Nhật Bản với trị giá nhập khẩu là 574,18 triệu USD, chiếm tỉ trọng 14,54%; Hàn Quốc: 502,51 triệu USD, chiếm tỉ trọng 12,73%; Ấn Độ: 407,05 triệu USD, chiếm tỉ trọng 10,31%; Đài Loan: 345,97 triệu USD, chiếm tỉ trọng 8,77% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2017.
4. Diễn biến giá:
Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho biết, trong tháng 5/2017, trên thị trường thế giới, giá chào bán phôi thép trong tháng 5/2017 có xu hướng giảm khoảng 5 - 10 USD/tấn so với tháng 4/2016. Cụ thể, giá chào phôi thép CFR Đông Á ở khoảng 400 - 420 USD/tấn, giá chào phôi CIS khoảng 380 USD/tấn FOB Biển Đen.
Do tác động của giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới giảm cùng với nhu cầu tiêu thụ thép trong tháng 5 giảm nên giá thép tại các nhà máy trong nước giảm khoảng 300 - 650 đồng/kg tùy từng chủng loại. Hiện tại, giá bán tại các nhà máy chưa bao gồm chiết khấu, thuế GTGT khoảng 10.500 - 12.300 đồng/kg đối với thép cuộn và khoảng 10.500 - 12.400 đồng/kg đối với thép cây.
Giá thép xây dựng bán lẻ trên thị trường trong nước tháng 5/2017 giảm khoảng 300 - 650 đồng/kg tùy từng chủng loại so với cuối tháng 4/2016. Cụ thể, giá bán lẻ trên thị trường như sau: tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động ở mức 10.600 - 12.900 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam dao động ở mức 10.700 - 13.100 đồng/kg.
Ô Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch VSA cho biết, đầu tháng 6/2017, các doanh nghiệp phía Bắc tiếp tục có các chính sách chiết khấu và bảo lãnh giá để tăng sản lượng bán hàng và chiếm lĩnh thị phần. Hiện giá thép phế giữ ở mức 255-265 USD/tấn, giá thép phế nội địa giảm xuống mức 5.400-5.600 đồng/kg…
Do vậy, trong thời gian tới, giá thép có xu hướng tiếp tục giảm bởi thép ngoại nhập với giá rẻ gây khó khăn cho nhà sản xuất nội địa, cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng gay gắt trong việc duy trì thị phần. Với mức giá bán trên, doanh nghiệp có mức tồn kho (phôi và sản phẩm) thấp sẽ khôi phục kết quả kinh doanh sớm và có lợi nhuận tốt, đại diện VSA cho hay.
Mạnh Thân - VLXD.org